Sửa nhà có cần xin phép xây dựng?

Trong trường hợp nào phải xin giấy phép sửa nhà?
Theo quy định, nếu như bạn có nhu cầu sửa chữa nhà cửa, mà chỉ sửa nội thất trong nhà như sơn sửa, thay gạch nền … tức là chỉ thay đổi về mặt kiến trúc bên trong căn nhà, không liên quan tới phần diện tích xây dựng hay kết cấu công trình thì bạn vẫn phải xin giấy phép sửa nhà. Nhưng giấy phép sửa nhà này chỉ cần xin ở phường. Bởi việc sửa nhà ở khi chưa xin phép sẽ gặp rắc rối khi quản lý đô thị kiểm tra. Đơn xin sửa chữa nhà trên không tốn chi phí và thủ tục làm đơn giản.

Trong trường hợp bạn muốn xây thêm tầng thì việc xin giấy phép sửa nhà là điều cần thiết. Giấy phép xây dựng này sẽ do UBND cấp quận nơi nhà bạn đang chuẩn bị sửa chữa cấp phép.

Thủ tục sửa nhà nâng tầng thường phức tạp hơn giấy phép xây dựng mới bởi khi bạn sửa nhà nâng tầng, tăng diện tích xây dựng, thay đổi kết cấu công trình thì nhà bạn phải có hồ sơ kiểm định móng và giấy phép xây dựng nhà.

Xem thêm hồ sơ XPXD gồm những gì ở đây

Hồ sơ này do Quận cấp phép.
Hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng sửa chữa, cải tạo gồm:
Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở, theo mẫu tại Phụ lục số 16;
Giấy tờ về quyền sử dụng đất; (sổ hồng hoặc sổ đỏ)
Các bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình được cải tạo có tỷ lệ tư­ơng ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10×15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo; Trường hợp có ảnh hưởng đến kết cấu công trình thì phải có báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng kết cấu cũ liên quan đến các hạng mục cải tạo và các biện pháp gia cố xác định đủ điều kiện để sửa chữa, cải tạo
Đối với các công trình di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, thì phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp.

Các tài liệu khác của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng
Số lượng hồ sơ: 2 bộ

Thời gian theo quy định là 21 ngày từ ngày nộp hồ sơ.

Chi phí nộp ngân sách Nhà nước khoảng 50.000 VND – 300.000 VND. (tùy quy định từng khu vực)

Quy trình xin phép xây dựng sửa chữa nhà ở ?
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định. Xem thêm hồ sơ XPXD gồm những gì ở đây

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ sở xây dựng của quận nơi bạn sinh sống.

Khi nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, Sở Xây dựng sẽ kiểm tra đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định:

Trường hợp thành phần hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì viết biên nhận, ghi rõ ngày hẹn trả kết quả cho người nộp.
Trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn cho người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 3:Thụ lý, giải quyết hồ sơ, cấp giấy phép xây dựng (thời hạn giải quyết tối đa 20 ngày làm việc).

Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng theo quy định thì phải có văn bản hướng dẫn đầy đủ, một lần cho chủ đầu tư biết để thực hiện.

Bước 4: Nhận kết quả (Giấy phép xây dựng hoặc văn bản hướng dẫn) tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
 

1 số mức phạt đối với hành vi không xin phép xây dựng

Tại Khoản 1 Điều 12 và Khoản 3 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ – CP có quy định:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không gửi văn bản thông báo ngày khởi công cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình và cơ quan cấp giấy phép xây dựng theo quy định;

b) Không gửi văn bản phê duyệt biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng và công trình lân cận đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình trước khi khởi công xây dựng công trình;

c) Không phê duyệt biện pháp tổ chức thi công theo quy định.

3. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Bài viết liên quan
  • 21 Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của KTS hành nghề

    Ngày 12/01/2021 vừa qua, Hội KTS Việt Nam đã ban hành “Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của Kiến trúc sư hành nghề”, gồm 21 quy tắc. Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của KTS hành nghề là cơ sở để xây dựng các giá trị chuẩn mực và văn hoá hành nghề kiến trúc; thực hiện việc xem xét xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân hành nghề kiến trúc.
  • Hồ sơ thiết kế nội thất khác với 3D nội thất thế nào?

    Hồ sơ thiết kế nội thất là gì? thiết kế nội thất khác nhau với thiết kế 3D nội thất thế nào? Hồ sơ triển khai nội thất gồm những gì? mục dích của hồ sơ triển khai nội thất. Thiết kế thi công nội thất là một khâu cực kỳ quan trọng và không thể tách rời trong ngành kiến trúc. Kiến trúc chính là phần xác còn nội thất bên trong chính là phần hồn. Nội thất bao hàm không gian bên trong của công trình kiến trúc phục vụ nhu cầu làm việc, sinh hoạt hay gi
  • Nhật ký thi công là gì? tác dụng của báo cáo giám sát.

    Nhật ký thi công, báo cáo giám sát thi công, giám sát thi công là gì? Nhờ ở, nhà phố, biệt thự... có làm nhật ký thi công không? tác dụng của nhật ký thi công, những lợi ích khi công trình có nhật ký thi công.
  • Thủ tục XPXD căn hộ cho thuê

        Nếu bạn có một lô đất nhưng chưa biết đầu tư như nào để sinh lợi thì xây dựng căn hộ cho thuê cũng là một gợi ý. Hiện tại ở Đà Nẵng đặc biệt là khu vực ven biển, loại hình căn hộ cho thuê đang rất phát triển và cũng khá cạnh tranh vì khả năng thu hồi vốn của loại hình này nhanh và mang lại giá trị lợi nhuận cao nếu như tận dụng được các yếu tố như vị trí khu đất và sự tỉ mỉ trong dịch vụ du khách. Một số kinh nghiệm sau sẽ giúp bạn có thêm qu