Hiện tại nhu cầu của người sử dụng có xu hướng tìm đến với chất liệu gỗ công nghiệp bởi những ưu điểm rất nổi trội như: Giá thành rẻ hơn, mẫu thiết kế đa dạng, bảo vệ môi trường, không cong vênh mối mọt...Nhưng hiện tại có quá nhiều vật liệu dùng trong thi công nội thất trong đấy có gỗ công nghiệp. Khách hàng thường chỉ quan tâm nhiều đến màu sắc, mẫu mã và thương hiệu gỗ. Nhưng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được cấu tạo và thành phần của gỗ công nghiệp và một số vật liệu thường dùng trong thi công đồ nội thất, nắm rõ sẽ giúp bạn phân biệt được các loại gỗ ưu nhược điểm của nó và cách sử dụng nó cho hợp lý.
Gỗ công nghiệp gồm 2 thành phần chính là cốt gỗ và bề mặt.
I. CỐT GỖ
GỖ VÁN DĂMMô tả : Ván dăm, gỗ dăm (hay còn gọi là ván Okal) là một sảnphẩm ván gỗ công nghiệp có thành phần là các dăm gỗ, chất kết dính và các thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…) được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao.Đặc điểm : Ván thông thường, ván dăm có màu đặc trưng của gỗ (vàng, nâu). Ván chống ẩm thường có màu xanh và ván chống cháy thường có màu đỏ.Ván dăm thường tiếp tục được phủ các bề mặt trang trí để ứng dụng làm nội thất như bàn ghế, giường tủ….Làm vách ngăn, ván xây dựng…Ngoài ra, ván dăm còn được sử dụng để làm khuôn đổ bê tông.Tỷ trọng phổ biến : 650 – 750kg/m3Tiêu chuẩn : SE0- E0 – E1 – E2
Kích thước phổ biến:
• 1220x2440x9.0
• 1220x2440x12
• 1220x2440x15
• 1220x2440x17
• 1220x2440x18
• 1220x2440x25
• 1830x2440x18
• 1830x2440x25
*ƯU ĐIỂM
- So với ván MDF hay ván dán có giá thành thấp hơn.
- Do có cấu tạo từ các dăm gỗ nên ván dăm có độ cứng và độ bền cơ lý khá cao.
- Ván dăm có khả năng bám vít tốt.
- Bề mặt ván dăm tương đối phẳng nên dễ dàng ép các bề mặt trang trí như Melamine hay Laminate lên trên.
*NHƯỢC ĐIỂM
- So với các loại ván công nghiệp khác, khả năng chịu tải trọng của ván dăm kém hơn.
- Cạnh cắt của ván thường bị mẻ.
- Độ bền của các đồ nội thất làm bằng ván dăm nhìn chung thấp hơn các loại ván công nghiệp khác.
GỖ VÁN SỢI MDFVán MDF (Medium density fiberboard) hay còn gọi là Gỗ ván sợi mật độ trung bình – là ván gỗ công nghiệp cóthành phần chính là sợi gỗ (hay bột gỗ) được chế biến từ các loại gỗ mềm và gỗ cứng, chất kết dính và một số thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…) được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao.Thông thường, ván ép MDF có màu đặc trưng của gỗ (vàng, nâu).Ván chống ẩm thường cómàu xanh (MR-moisture resistance, LMR-low moisture resistance, HMR-high moisture resistance và cao nhất là HFL, V313) là sản phẩm gỗ được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng taị các nước Thái Lan, Malaysia đây là những quốc gia hàng đầu về sản phẩm ván gỗ nhân tạo.Ván chống cháy (Fire resistant MDF) thường có màu đỏ.Mặc dù MDF Chống cháy vẫn bị cháy, tuy nhiên MDF chống cháy khó bắt lửa hơn mdf thông thường và còn có các lý do khác:+Tốc độ lây lan của đám cháy: MDF chống cháy chậm bắt lửa và khi cháy tỏa ra nhiệt lượng thấp, giúp cho đám cháy không lây lan nhanh.+Nồng độ khói: Trong đám cháy, khói là nguyên nhân chủ yếu gây nguy hiểm chết người. Nồng độ khói càng đậm càng gây nguy cơ ngộ độc cao; MDF Chống cháy khi cháy tạo ra rất ít khói, vì thế giảm nguy cơ.+Nồng độ chất độc: Khi cháy, MDF chống cháy tỏa ra ít chất độc hại hơn mdf thông thường, nhất là formandehyde.Màu của gỗ là màu qui ước của nhà sản xuất (sử dụng phụ gia tạo màu) để phân biệt chứ không quyết định đến phẩm chất gỗ.
Ưu điểm của gỗ công nghiệp MDF
– Khó bị cong vênh, khó bị co ngót hay mối mọt hơn gỗ tự nhiên.
– Bề bặt phẳng nhẵn.
– Dễ dàng sơn lên bề mặt hoặc dán các chất liệu khác lên trên như veneer, laminate, melamin.
– Có số lượng nhiều và đồng đều.
– Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên nhiều.
– Thời gian gia công nhanh.
Nhược điểm của gỗ công nghiệp MDF
– Khả năng chịu nước kém với loại MDF thông thường. MDF xanh thì chống ẩm tốt hơn.
– MDF chỉ có độ cứng không có độ dẻo dai.
– Không làm được đồ trạm trổ như gỗ tự nhiên, có thể CNC.
– Độ dầy của gỗ cũng có giới hạn nếu làm những đồ vật có độ dày cao thì phải ghép nhiều tấm gỗ lại.
Kích thước ván thường phổ biến:
• 1220x2440x2.5
• 1220x2440x3.0
• 1220x2440x4.0
• 1220x2440x4.75
• 1220x2440x5.5
• 1220x2440x9.0
• 1220x2440x12
• 1220x2440x15
• 1220x2440x17
• 1220x2440x25
Kích thước ván chống ẩm và chống cháy phổ biến:
• 1220x2440x5.5
• 1220x2440x9.0
• 1220x2440x12
• 1220x2440x17
• 1220x2440x25
Tỷ trọng : 680 – 840kg/m3
Tiêu chuẩn : E0 – E1 – E2
GỖ VÁN SỢI HDF
Gỗ HDF (High density fiberboard) hay còn gọi là Gỗ ván sợi mật độ cao – là một sản phẩm ván gỗ công nghiệp có thành phần chính là sợi gỗ (hay bột gỗ) được chế biến từ các loại gỗ mềm và gỗ cứng, chất kết dính và một số thành phần khác được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao.+ Gỗ công nghiệp HDF tiêu chuẩn có màu đặc trưng của gỗ (vàng, nâu). Đây là loại gỗ CN có độ cứng chịu lực tốt nhất so với PB, MDF. Cách âm cách nhiệt tốt, chịu ẩm cao do cốt gỗ tốt hơn. Giá thành cao.+ Ngoài ra còn có HDF màu xanh khả năng chống ẩm tốt hơn loại HDF thường vì có thêm keo chuyên dụng chống ẩm. Giá thành cao hơn HDF thường.+ Và HDF đen là loại biên độ giãn nở thấp, hạn chế phồng rộp, cong vênh, nứt do nước và nhiệt độ. Loại này chống mối mọt cực tốt. Màu đen phẩm chất cao nhất nên giá thành cao nhất.Màu của gỗ là màu qui ước của nhà sản xuất (sử dụng phụ gia tạo màu) để phân biệt chứ không quyết định đến phẩm chất gỗ.Mật độ cốt ván của HDF ≥800kg/m³, riêng loại lõi đen là siêu đặc ≥900kg/m³Tỉ trọng trung bình của gỗ HDF nặng hơn gỗ MDF. Khả năng chịu va đập, chống thấm nước, chịu nhiệt và cách âm của ván HDF đều tốt hơn ván MDF.Thông thường chúng ta chỉ phân biệt được MFC cốt gỗ ván dăm và MDF cốt gỗ mịn hơn. Còn nếu nhận biết được MDF và HDF dựa vào cốt gỗ qua mắt thường cực kỳ khó.Nếu cầm trên tay PB, MDF, HDF cùng 1 kích thước thì Gỗ HDF sẽ nặng nhất. Sau đó đến MDF và cuối cùng là gỗ PB.HDF thường áp dụng để làm cửa ở những khu vực nhiều tiếng ồn hoặc có rung lắc (các nhà phố gần mặt đường, các cửa hàng, trung tâm thương mại, karaoke khi làm cửa gỗ HDF sẽ giúp cách âm, chịu nhiệt tốt hơn).
PVC FOAM (thường được gọi nôm na là gỗ nhựa)MÔ TẢTấm PVC foam (thị trường gọi là gỗ nhựa) được tạo từ thành phần chính là Polivinyl Clorua cùng một số chất phụ gia vô cơ khác.Tấm gỗ nhựa PVC có độ dày từ 5mm - 30mm, tỷ trọng 600 - 650kg/m3 và có màu trắng ngà đặc trưng.trước khi mô tả phải đảo qua thị trường đã, không thì với tình hình tự đặt tên của các nhà phân phối anh chị em sẽ nhầm lẫn hết cả.Dưới đây một loại nhưng các nhà phân phối có cách đặt tên sản phẩm khác nhau:+ Tấm Picomat của Picomat+ Tấm WPB của An Cường+ Tấm Pitech của Cao Sơn+ Tấm Fomex của Nhựa Đông Á+ Tấm Hardy Wood của TAM LONG+ Tấm gỗ nhựa PVC Pima Foam
KÍCH THƯỚC THÔNG DỤNG
• 1220x2440x5
• 1220x2440x8
• 1220x2440x10
• 1220x2440x12
• 1220x2440x15
• 1220x2440x17
• 1220x2440x18
ĐẶC ĐIỂM :
PVC Ngoài tấm màu trắng thông thường còn có tấm màu, ứng dụng vào nội thất cho trẻ em, khu vui chơi, trang trí.
Đây là vật liệu có khả năng chịu nước tuyệt đối, chống ẩm mốc, không bị mối mọt và không bắt lửa.
Tấm gỗ nhựa PVC còn có thể được phủ sẵn các loại phủ bề mặt như Acrylic, Laminate, Melamine, Veneer, Eco Veneer.
ƯU ĐIỂM:
Tấm PVC vừa có tính chất như gỗ: có thể gia công bằng những công cụ mộc truyền thống. Đồng thời, nó vừa có thuộc tính như nhựa: khả năng chống ẩm, và chống mục nát, mặc dù độ cứng chắc ko bằng gỗ thường, và ít biến dạng trong môi trường thời tiết cực nóng.
Nội thất làm bằng nhựa PVC sẽ có độ bền cao trước tác động của nước hay độ ẩm, sẽ không có sự trương nở cốt khi ngấm nước như gỗ công nghiệp.
PVC là vật liệu rất nhẹ, thùng tủ bếp làm bằng nhựa PVC đặc biệt thích hợp cho phần tủ trên, nơi phải treo bằng ke chữ V cùng với ốc vít. Nó tự giảm sức nặng cho tủ trên trước khi chứa những dụng cụ, đồ dùng nhà bếp.
PVC chịu nhiệt tốt, không biến dạng, không bắt lửa, điều này là điểm cộng lớn cho nó khi làm vật liệu cho tủ bếp nơi công việc bếp núc tiềm ẩn mối nguy từ lửa.
Tấm PVC không chứa các chất độc hại như lưu huỳnh, chì hay thủy ngân.
NHƯỢC ĐIỂM:
Nhựa PVC có khả năng chịu lực kém đôi chút so với gỗ công nghiệp (MDF).
Giá thành cao hơn gỗ CN tuy nhiên đổi lại là khả năng chống nước, độ bền theo thời gian.
PVC khá bở, đôi khi ảnh hưởng tới độ ăn vít của các phụ kiện.
ỨNG DỤNG THÍCH HỢP:
Khoang chậu rửa.
Nội thất khu vực có độ ẩm cao, thường xuyên đổ mồ hôi vào mùa nồm, không có cửa sổ thoáng.
Cửa ra vào để có một số tính năng tương đồng cửa Composite - ABS nhưng giảm được trọng lượng, giá thành.
CỐT THÔ PHỔ BIẾNPB - Particle Board ván dăm.MDF - Medium Density Fiber Board ván sợi mật độ trung bình.HDF - High Density Fiber Board ván sợi mật độ cao.Finger Wood - Ván ghép thanhPlywood - Ván gỗ dánLVL - Ván ép đồng hướng hay ván verneer nhiều lớp.Solid Wood - Gỗ tự nhiênPVC FOAM - Cốt nhựaNhựa tổng hợp, đặc biệt là nhựa ure formaldehyde là chất kết dính chính được sử dụng trong các tấm gỗ công nghiệp. Vì nó liên quan trực tiếp đến phần cốt nên mình đề cập luôn trước khi đi vào chi tiết các loại ván.Các loại tiêu chuẩn phát thải Formaldehyde có trong gỗ công nghiệp:1. Tiêu chuẩn Châu Âu: SE0, E0, E1, E2…2. Tiêu chuẩn Nhật Bản ( JIS): F****, F***, F**…3. Tiêu chuẩn Mỹ ( Carb): P1, P2….
II. VẬT LIỆU BỀ MẶT MELAMINE VÀ LAMINATE
Hai chất liệu bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến nhất là Melamine và Laminate.
Nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa 2 loại chất liệu này với nhau dẫn tới không định vị được chất lượng và không so sánh được giá thành sản phẩm. Việc mang giá Melamine của nhà cung cấp A ra so sánh với Laminate của nhà cung cấp B và vội kết luận đắt rẻ giữa các nhà cung cấp là sai lầm rất phổ biến.
Nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa 2 loại chất liệu này với nhau dẫn tới không định vị được chất lượng và không so sánh được giá thành sản phẩm. Việc mang giá Melamine của nhà cung cấp A ra so sánh với Laminate của nhà cung cấp B và vội kết luận đắt rẻ giữa các nhà cung cấp là sai lầm rất phổ biến.
Melamine được làm từ giấy phim in màu hoặc vân gỗ sau khi được ngâm qua keo Melamine trong suốt thì được sấy khô và ép dán trực tiếp bằng máy ép nhiệt lên bề mặt cốt gỗ. Lớp nhựa Melamine phủ ngoài có tác dụng chống mài mòn, chống chầy xước, chống thấm nước…nên phù hợp với yêu cầu của tủ bếp.
Giấy melamine thì hơn nhau ở việc có thật là nhúng keo Melamine không, hay chỉ nhúng keo UF là ure formaldehyde là keo đạm. Melamine chỉ là hoạt chất pha vào keo rất ít vì đắt. Khi ép thì lớp keo chết hoá rắn thành nhựa bảo vệ. Nhiều nhà bán hàng kém thì một thời gian sử dụng sẽ bạc, bay màu.
Laminate là một vật liệu bề mặt đặc biệt có thể chịu lửa ở mức độ nhất định. Thông thường cấu tạo gồm 3 lớp gồm : Giấy nền kraff nhúng keo UF. Có khoảng 6-7 tờ giấy làm lớp nền cho Laminates. Lớp giấy melamine có màu hoặc vân trang trí, lớp này chính là Melamine. Lớp trên cùng thường là lớp oxit nhôm ( lá nhôm khi ép là trong suốt)- NHƯNG cực ít nhà sản xuất có lớp này. Cấu tạo này giúp cho Laminate có tính năng chịu xước, chịu mài mòn, dẻo dai và chống va đập tốt hơn.
Laminate gồm 3 lớp tương đối dày (Độ dày của Laminates tiêu chuẩn toàn thế giới là 0.7mm) còn Melamine chỉ có 1 lớp, khá mỏng.
Đương nhiên giá Laminate cao hơn nhưng không nhiều mà tính năng lại vượt trội hơn hẳn.
Loại Post forming uốn cong như ảnh chụp là do dùng keo dành riêng cho dòng post forming để nhúng cho lớp nền và giấy melamine.
Nếu Melamine là các trang sách thì Laminate giống như bìa của cuốn sách.
Veneer là gỗ tự nhiên sau khi khai thác, được cắt (bóc ly tâm) thành những lát dầy từ 0.3mm > 0.6mm. Rộng tuỳ theo loại gỗ trung bình khoản 180mm, dài khoảng 240mm, được gọi là veneer được phơi và sấy khô.Ưu điểm của loại bề mặt gỗ Veneer là dễ thi công, chi phí thấp so với gỗ tự nhiên và có thể tạo những đường cong theo như ý của nhà sản xuất. Chính vì vậy, những sản phẩm được làm chủ yếu từ gỗ Veneer còn có mẫu mã và màu sắc rất đa dạng nhờ có lớp gỗ Veneer trang trí bên ngoài. Thông thường, để phát huy ưu thế cũng như hạn chế những ngược điểm của gỗ Veneer, các nhà sản xuất đồ nội thất thường dùng gỗ tự nhiên để làm đố cửa để cửa gỗ Veneer được chắc chắn hơn và phần ván được làm từ gỗ Veneer để trang trí cho cánh cửa sáng bóng và đẹp mắt.
Acrylic là loại nhựa PMMA (poly(methyl)-methacrylate) được tinh chế từ dầu mỏ. Acrylic có màu hoặc trong suốt và thường được gọi là Acrylic Glass( Kính trong suốt) Hoặc Mica.Lớp phủ Acrylic có màu sắc khá đa dạng với hơn 40 màu cho khách hàng dễ dàng lựa chọn. Lớp phủ Acrylic không bị bay màu theo thời gian, có màu sắc ổn định trong thời gian dài. Đặc trưng của lớp phủ Acrylic là có tính thẩm mỹ rất cao nhờ khả năng sáng bóng như gương, tạo cho gian bếp thoáng đãng, hiện đại, sang trọng